DỊCH VỤ SỬA CHỮA ĐIỆN NƯỚC ĐỨC HÙNG
UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - GIÁ TỐT NHẤT
0963 292 687
2023-08-30T21:08:33+07:00

Rơle điện từ là gì? Nguyên lý hoạt động cấu tạo ứng dụng của rơ le điện từ


Rơ le điện từ là gì ?

Bước sang thế kỷ 21 cuộc sống của con người càng hiện đại , các thiết bị điện tử phục vụ sinh hoạt của chúng ta đều được thiết kế tự động thông minh. Và kiện Rơle điện từ là linh kiện then chốt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tự động đó . Hôm nay Đức Hùng xin chia sẻ với các bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của rơle điện từ . Các bạn cũng xem nhé !

 

Rơ le điện từ là gì ?

Rơle là công tắc để đóng mở nguồn điện cấp cho thiết bị điện có công suất lớn . Khác với công tắc điện Rơle được điều khiển bằng một nguồn điện gián tiếp với dòng nhỏ hơn nguồn điện cho thiết bị trực tiếp như Rơle trung gian , Rơle thời gian.

 Hoặc Rơle được điều khiển bằng áp suất nước , áp suất khí nén ,chất lỏng …hay gọi là Rơle cơ như Rơle máy bơm , Rơle máy nén khí…

Rơle điều khiển bằng nhiệt độ  như Rơle bình nóng lạnh, Rơle tủ lạnh.,,,

 

ứng dụng của Rơ le điện từ

Rơle điện từ công suất nhỏ trong mạch điện của bộ Rơle chống cạn máy bơm nước

ứng dụng của Rơ le điện từ

Rơle điện từ công suất lớn được sử dụng để lắp phao điện chống giật cho máy bơm nước.

 

Rơle điện từ trung gian

Role điện từ trung gian

Là rơle trung gian được đóng mở bằng nguồn điện gián tiếp một chiều hoặc xoay chiều với dòng làm việc nhỏ.

Rơle trung gian thường được sử dụng trong mạch điện tử hoặc sử dụng trong tủ điện điều khiển động cơ.

 

Phân loại Rơle trung gian điện từ

Rơle trung gian được phân loại như sau:

Phân loại theo nguồn điện cấp cho cuộn dây làm việc:

 

  • Role trung gian điện một chiều 5v, 12V, 24V
  • Rơle trung gian điên xoay chiều 220V

Phân loại theo số chân của Rơle :

 Trên thị trường thường có Rơle 4 chân ,5 chân ,8 chân,14 chân

 

Cấu tạo của rơle điện từ

Cấu tạo của rơle điện từ

Cấu tạo của Rơle điện từ gồm các phần sau:

1 . Cuộn dây từ và lõi thép

Khi cấp điện cho cuộn dây lõi thép thành nam châm điện hút thanh sắt đẩy tiếp điểm dính vào nhau.

2 . Thanh sắt chuyển động

Thanh sắt có tác dụng làm đòn bẩy đẩy tiếp điểm chung với tiếp điểm thường mở dính với nhau.

3 . Tiếp điểm chung

4 . Tiếp điểm thường mở

5 . Tiếp điểm thường đóng

6 + 7 . Tiếp điểm cấp nguồn cho Rơle

 

Nguyên lý làm việc của rơ le điện từ

Nguyên lý làm việc của rơ le điện từ

Khi công tắc K đang mở chân chung (3) của Rơle dính với tiếp điểm thường đóng (5) . Chân thường mở (4) chưa được cấp điện mạch điện hở đèn không sáng.

 Khi công tắc K đóng , nguồn điện được cấp cho cuộn hút ,thanh sắt  đẩy tiếp điểm chân chung (3) dính với tiếp điểm thường mở (4) cấp điện cho mạch đèn bật sáng.

 

 

Rơle thời gian

Rơle thời gian

Rơle thời gian hay còn gọi là Timer (bộ định thời gian). Đây là Rơle điện tạo thời gian trễ sau một khoảng thời gian cài đặt để đóng mở thiết bị hoạt động theo một chu trình tuần hoàn trong hệ thống điện.

Phân loại Rơle thời gian

 

+ Rơle thời gian tác động trễ (On-delay relay timer)

+ Rơle thời gian ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer)

Cấu tạo của Rơle thời gian

Cấu tạo của Rơle thời gian

Nguyên lý làm việc của rơle thời gian

 

Nguyên lý làm việc role thời gian on delay:

 

Khi cấp nguồn vào cuộn dây (chân 2-7) của rơle thời gian ON Delay. Các tiếp điểm tức thời 1-3 và  1-4 thay đổi trạng thái thường đóng thành thường mở và ngược lại .

Sau khoảng thời gian cài đặt theo ý muốn, các tiếp điểm định thời 5-8 và  6-8 sẽ chuyển trạng thái và duy trì ở trạng thái này đến hết thời gian cài đặt. 

Khi công tắc ngắt nguồn cấp  vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

 

Nguyên lý làm việc role thời gian off delay

 

Khi cấp nguồn vào chân 2-7 của cuộn dây của rơle thời gian OFF DELAY, các tiếp điểm thay đổi trạng thái ngay lập tức ,các tiếp điểm tác động tức thời và duy trì trạng thái này.

 

Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tác động không tính thời gian trở về trạng thái ban đầu. Nhưng tiếp điểm định thời vẫn duy trì trạng thái.

 

Tiếp sau đó một khoảng thời gian cài đặt trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu.

 

Ứng dụng của rơle  thời gian

 

Rơle thời gian thường được sử dụng trong các tủ điện điều khiển động cơ tự động  như đấu tủ điện máy bơm nước 3 pha, hệ thống tưới tự động….

Ứng dụng của rơle  thời gian

Hy vọng với bài viết trên Đức Hùng giúp các bạn hiểu rõ hơn về Rơle điện từ , cấu tạo cũng như nguyên lý, ứng dụng trong đời sống . Chúc các ban một ngày vui vẻ.

 

 
Tin tức cùng loại
Kinh nghiệm sơ cứu khi bị điện giật
Kinh nghiệm sơ cứu khi bị điện giật
Việc sơ cứu nạn ban đầu cho nhân bị điện giật có vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân Kinh nghiệm sơ cứu người khi bị điện giật
Cấu tạo của role thời gian và cảm biến âm tủ lạnh
Cấu tạo của role thời gian và cảm biến âm tủ lạnh
Cấu tạo cảm biến âm và rơ le thời gian của tủ lạnh.
Bộ chuyển đổi điện DC (12V) ra AC (110V) - DC/AC Inverter.
Bộ chuyển đổi điện DC (12V) ra AC (110V) - DC/AC Inverter.
Cùng Bạn phân tích tư liệu kỹ thuật điện tử trên mạng: Bộ chuyển đổi điện DC (12V) ra AC (110V) - DC/AC Inverter.
Lập trình với IC 89Cxxxx làm biển LED
Lập trình với IC 89Cxxxx làm biển LED
Bạn dùng nhiều Led màu ráp thành chữ, và dùng IC vi điều khiển để làm cho các Led này nhấp nháy, hay tạo ra biển quảng cáo chữ chạy IC89Cxxxx
Nguyên nhân máy bơm vẫn chạy nhưng không lên nước và  cách sửa
Nguyên nhân máy bơm vẫn chạy nhưng không lên nước và cách sửa
4 Nguyên nhân cơ bản dẫn đên máy bơm vẫn chạy nhưng không lên nước,máy bơm kêu è è ,Hướng dẫn cách sửa để máy bơm chạy tốt hơn
Messanger
0963.292.687
Zalo
zalo